Ngôi nhà của bạn đang trong tình trạng xuống cấp trầm trọng, nhưng bạn vẫn đang loay hoay không biết bắt đầu từ đâu cho việc tu sửa lại nó, hãy để chúng tôi giúp bạn giải quyết được phần nào thắc mắc nhé..
Những khâu cần chuẩn bị cho việc sửa nhà
Sửa chữa nhà là một công việc rật phức tạp và chẳng mấy ai mong đợi. Vì khi ngôi nhà của bạn tiến hành sữa chữa và cải tạo cũng là lúc cuộc sống và sinh hoạt của i trong gia đình có những xáo trộn nhất định. sữa chữa nhà vừa tốn kém thời gian, tiền bạc lại tiêu hao không ít nguồn năng lượng của bạn. Nhưng đến lúc những ngôi nhà bị xuống cấp thì việc tân trang lại nó cũng là một điều hiển nhiên bắt buộc phải làm.

Vậy việc sửa chữa nhà cần chuẩn bị những gì?
Để việc sửa nhà được trở nên thuận lợi bạn cần có một kế hoạch cụ thể và thật chi tiết tỉ mỉ, chứ không nên phó mặc cho thợ muốn làm gì thì làm. Bởi như vậy sẽ tiêu tốn của bạn một khoản tiền không thể nhỏ. Tránh trường hợp loay hoay với quá nhiều ý tưởng trong đầu mà không biết bắt đầu từ đâu ta cần có kế hoạch rõ ràng từ ban đầu, để việc sửa chữa được tiến hành thuận lợi.
Đầu tiên, bạn cần phải chuẩn bị thật nhiều thùng giấy catton, bao tải để đóng gói các đồ đạc và vật dung, nhất là phải có một cái bạt dùng để che mưa, nắng, bụi cho những vật dụng không cần thiết phải di dời.
Nếu bạn cần dùng đến vỉa hè để phục vụ cho việc tập kết vật tư, máy móc thì phải liên hệ với UBND quận để tiến hành các thủ tục làm đơn xin phép và nộp phí sử dụng vỉa hè.
Đối với những trường hợp phải tiến hành di dời các thiết bị như đồng hồ nước, đồng hồ điện, thì bạn phải liên hệ với các cơ quan cung cấp nước và điện lực trước khi khởi công khoảng 1 tuần. Nếu không , bạn sẽ bị phát theo Nghị định 68/CP/2010/NĐ-CP:“ Mức phạt có thể từ 5 triệu đến 7 triệu đồng đối với hành vi gây hư hại, tự ý di chuyển, làm sai lệch hệ thống đo đếm”.
Vấn đề bản vẽ và giấy phép xin sửa chữa nhà:
Đối với những ngôi nhà ở thành phố, hay những đô thị lớn thì không chỉ việc xây nhà phố mà việc sửa chữa lại nhà cũng bắt buộc phải dính dàn đến vấn đề giấy phép một cách nghiêm ngặt. Vậy những quy định về giấy phép cụ thể ra sao, chúng ta cùng tìm hiểu xem nhé.
- Đối với nhà có diện tích lớn :
Các trường hợp sửa nhà nâng thêm tầng, hoặc nối thêm sàn thì bạn cần phải xin giấy phép sửa chữa và giấy kiểm định khả năng chịu lực của kết cấu dầm, cột và các phương án gia cố móng.
Bạn cần phải giao hồ sơ bản vẽ của kết cấu thiết kế nhà cửa của bạn, kết cấu điện nước và giấy phép xây dựng ( bản photo) cho bên thầu xây dựng trước khi chính thức thi công sửa chữa nhà.
Bên cạnh đó, bạn cũng phải thông báo ngày dự định sửa chưa với chính quyền địa phương
Sửa nhà như nâng nền, thay mái, xây thêm vách, tường, trang trí nội thất, ốp lát gạch chỉ cần xin phép sửa chữa ở UBND phường.
Nếu bạn sửa nhà chỉ trong phạm vi nâng nền, thay mái nhà, hoặc xây thêm vách tường, trang trí nội thất, và ốp lát gạch thì đơn giản hơn, bạn chỉ cần xin phép sửa chữa ở UBND phường địa phương là được.
Trên đây là những đóng góp về việc chuẩn bị giấy phép cho việc sửa nhà, một trong những khâu quan trọng nhất của việc chuẩn bị
sửa chữa biệt thự,
sửa chữa nhà phố...các bạn có thể tham khảo để có những sự chuẩn bị tốt nhất cho việc tu sữa lại ngôi nhà của mình.
Quý khách có nhu cầu
báo giá sửa chữa nhà trọn gói hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn cụ thể.
CÔNG TY TNHH NAM TRUNG LỰC
Địa chỉ : 38/25 Chế Lan Viên, P. Tây Thạnh, Q. Tân Phú, Tp. HCM
Mã số thuế : 0311798688
Di động :
0906 26 46 76 (Mr. Ninh)
- 0981 004 991 (Ms. Vân)
Điện thoại : 0866-769-555
Email : namtrungluc@gmail.com
Website : www.nhaphosaigon.net